Trong số các chất dinh dưỡng cần bổ sung trong suốt tháng kỳ, sắt là một chất vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Hãy tìm hiểu về sắt và các loại thức ăn có nhiều sắt qua bài viết dưới đây nha!
Sắt cần thiết với phụ nữ mang thai như thế nào?
Khi mang thai, thể tích máu của người phụ nữ sẽ tăng tới 50%. Vì vậy để tạo hemoglobin trong máu, thai phụ chắc chắn phải bổ sung sắt.
Chất sắt có vai trò vô cùng quan trọng để sản sinh ra máu trong cơ thể thai phụ. Trong suốt quá trình mang thai và sinh nở, thai phụ sẽ cần nhiều máu. Máu có chức năng nuôi thai nhi. Đặc biệt, sau khi sinh, sắt trong cơ thể người phụ nữ sẽ chuyển vào sữa để bổ sung cho em bé trong tối thiểu sáu tháng đầu đời.
Ngoài ra, để cơ thể không bị nhiễm khuẩn, bà bầu nên bổ sung đủ sắt cho cơ thể. Lý do là bởi sắt là một yếu tố quan trọng trong hệ miễn dịch. Nhờ có sắt mà beta caroten có thể được biến đổi thành vitamin A, qua đó mà collagen được tạo ra. Nếu nạp đủ sắt vào cơ thể, thai phụ sẽ hạn chế được tình trạng rạn da, da chảy xệ sau sinh.
Khi cơ thể bà bầu thiếu sắt trong thời gian dài suốt thai kỳ, thai nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhẹ thì sinh ra ít cân, thể lực kém. Nặng thì bị đẻ non, dị tật, chỉ số thông minh kém.
Còn đối với cơ thể mẹ, việc thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu nghiêm trọng sau khi sinh, dễ bị băng huyết hoặc sẩy thai. Nếu tình trạng thiếu sắt quá nghiêm trọng, cả thai phụ và thai nhi có thể sẽ bị tử vong.
Do đó việc bổ sung sắt là vô cùng cần thiết trong suốt thời gian mang thai.
Ăn gì để bổ sung sắt cho bà bầu?
Bí ngô
Bí ngô chứa rất nhiều dinh dưỡng như vitamin, chất đạm, carotene..vv và tiêu biểu là sắt. Bí ngô chín cung cấp nhiều sắt hơn bí ngô non.
Hạt điều
Trong số các loại thức ăn chứa nhiều sắt thì hạt điều được coi là một thực phẩm tiêu biểu. Cứ 100g hạt điều thì sẽ cung cấp được 6mg sắt cho cơ thể thai phụ. Hạt điều cũng là món rất thơm ngon, dễ ăn, dễ chế biến.
Bà bầu có thể ăn trực tiếp hạt điều rang như một món ăn vặt hàng ngày hoặc có thể cho hạt điều vào các món mặn như làm gỏi hạt điều, gà xào hạt điều…vv.
Động vật thân mềm
Có thể nói trong số các loại hải sản thì những loại thân mềm cung cấp nhiều sắt cho thai phụ nhất. Động vật thân mềm ở đây là các loại sò, hàu, hến, trai, ngao, bạch tuộc…vv.
Các nhà khoa học đã tính được số liệu cụa thể là cứ hai mươi con sò sẽ mang lại 53 mg sắt cho cơ thể chúng ta.Động vật thân mềm thường có vị tanh nên khi chế biến, bạn nên chú ý kết hợp với các loại gia vị khác để thành món ngon hấp dẫn. Ví dụ như bạch tuộc thì nên hấp cùng xả, ớt và hành.
Ngũ cốc
Ngũ cốc ngày càng được nhiều người ưa chuộng bởi vị ngon và tính tiện dụng của thực phẩm này. Đây là đáp án cho câu hỏi thiếu sắt thì ăn gì. Những loại ngũ cốc chứa nhiều sắt nhất là yến mạch, lúa mạch…vv.
Thai phụ nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc chế biến sắt. Chỉ với 100g ngũ cốc nguyên hạt, cơ thể thai phụ sẽ được cung cấp 2.5mg sắt.
Các loại đậu
Ít người biết rằng thực phẩm thuộc họ đâu chứa một lượng sắt dồi dào. Tuy nhiên, để hấp thụ sắt từ các loại đậu một cách hiệu quả nhất, bạn hãy ngâm đậu trong nước ấm. Thời gian ngâm nên là một đêm rồi sau đó mới tiến hành chế biến đậu.
Để giảm tỉ lệ chất axit này, bạn nên ngâm đậu và xung vào trong nước ấm qua đêm trước khi chế biến.
Trong số các loại đậu thì đậu nành dễ sử dụng nhất và nó cũng cung cấp một lượng sắt dồi dào. Chỉ một cốc đậu nành cũng có thể mang lại 8,8 mg sắt.
Ngoài đậu nành, đậu đen cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn có nhu cầu bổ sung sắt cho cơ thể.
Cá
Những loại cá, đặc biệt là cá biển đều cung cấp một lượng sắt lớn. Mỗi ngày, phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 1 lạng cá để mang lại cho cơ thể 1,7 mg sắt. Cá là thực phẩm thuộc nhóm thịt trắng nên an toàn hơn nhóm thịt đỏ rất nhiều.
Thịt ức gà
Đùi gà thì ngon và hấp dẫn đấy những ức gà mới là bộ phận giàu dinh dưỡng nhất trên cơ thể con gà. Ức gà không chỉ có nhiều đạm đâu nhé , phần thịt này còn chứa rất nhiều sắt đấy. 100 gam ức gà tương đương với 0,7mg sắt bạn nha!
Gan động vật
Nhắc đến thức ăn nhiều sắt thì không thể không kể đến các loại gan động vật. Gan lợn cung cấp 12mg sắt/100g. Gan bò, gan gà cũng nhiều không kém. Tuy nhiên trong gan cũng có một số độc tính khác nên thai phụ đừng ăn quá nhiều. Mỗi tuần chỉ nên ăn 1 bữa gan và hãy nhớ chế biến thật kỹ.